Đa sắc màu tranh Tứ Quý

Đăng bởi: Nguyễn Việt Dũng - 31/03/2017 - 0 (comment)

       Theo thời gian và đi qua từng vùng miền, bộ tranh Tứ Quý đã có nhiều thay đổi, một số loại thảo mộc được thay thế cho nhau, tạo nên những bộ tranh Tứ Quý khác nhau như: Tùng - Trúc - Cúc - Mai, Cúc – Trúc – Đào – Lan, Mai – Cúc – Trúc – Trà… Đôi chim đại diện cho từng mùa cũng được thay thế bằng đôi chim công, đôi thiên nga, đôi gà, đôi bướm, đôi hươu, đôi cá… bài thơ viết bằng Hán thay bằng chữ Quốc ngữ. Thậm chí, người ta không cần tặng nhau cả bộ 4 tranh, chỉ cần tặng nhau 1 loài thảo mộc với ý nghĩa cầu chúc cho người được tặng sống thanh cao, khí phách. Tranh Tứ Quý vì thế mà trở nên đa sắc màu về hình thức và thông điệp gửi gắm. 

Bộ tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai

        Tranh Tứ Quý truyền thống theo cách làm của làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội)…gần giống nhau, bắt đầu xuất hiện từ thời Lý – Trần và được lưu truyền từ đời này sang đời khác: Nghệ nhân khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh (âm bản). Sau khi in tranh ra giấy, người thợ gốm lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó. Đây là lối vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi bức tranh hết sức thuần khiết, thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát được từ nhiều góc độ khác nhau. Tranh Tứ Quý thường được vẽ lên bình gốm sứ, chậu hoa cây cảnh, trên cánh cửa…

Tranh tứ quý gốm sứ Bát Tràng

 

Đến thời hiện đại, bộ tranh Tứ Quý được làm trên nhiều chất liệu khác nhau thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân mang theo hơi thở mới. Là chất liệu sơn dầu, sơn mài, đá quý, khảm trai… Tranh Tứ Quý Việt Nam trở thành quà tặng quý giá cho những khách du lịch nước ngoài. Văn hóa nước Việt nam có cơ hội hiện diện ở khắp các châu lục trên toàn thế giới. Tìm hiểu ý nghĩa và bảo tồn tranh Tứ Quý là cách thể hiện lòng yêu dân tộc của thế hệ trẻ.

 

 

Tag Bài Viết:

Viết bình luận của bạn