Đĩa cảnh vẽ Trúc Lâm Thất Hiền men lam vẽ kỹ Bát Tràng đường kính 18cm
Thông tin sản phẩm
- Tên sản phẩm: Đĩa cảnh vẽ Trúc Lâm Thất Hiền men lam vẽ kỹ Bát Tràng đường kính 18cm
- Công dụng: Mang đến tài lộc, may mắn cũng như sự bình an và thịnh vượng
- Màu sắc: Nền trắng kết hợp họa tiết màu xanh lam vẽ kỹ
- Họa tiết trang trí: Trúc Lâm Thất Hiền, 7 ông
- Chất liệu: Gốm sứ Bát Tràng
Ý nghĩa Trúc Lâm Thất hiền
1. Ông Nguyễn Tịch: Chú của ông Nguyễn Hàm trong Thất Hiền, làm quan đời nhà Tấn rồi cáo bệnh về ở ẩn. Ông thích đánh đàn và uống rượu nên đã từng xin vào làm việc nấu rượu trong quân đội. Có lần ông uống say bí tỉ trong vòng sáu mươi ngày, gọi là “cuồng Túy”. Tròng mắt ông có thể đổi màu. Thích ai thì ông nhìn với con mắt màu xanh, ghét ai thì ông nhìn với lòng mắt màu trắng. Thành ngữ “mắt xanh” có từ điển tích này đây. Ý niệm về xã hội của ông là một chính thể không vua, không bày tôi, không người giàu, không người nghèo. Theo ông xã hội đó không bị thiên lệch, không tham, không oán. Tuy ông có ý nghĩ khi quân nhưng vua Tấn để ông ở yên . Ý niệm về xã hội này của ông Nguyễn Tịch chỉ có thể có trên giấy tờ hay chỉ có thể có được khi con người đã bị chích thuốc mê để hết “tham, sân, si”. Ý niệm này không phải là một xã hội vô chính phủ mà theo triết gia Plato người Hy Lạp thì xã hội này có thể có. Nó đi từ chế độ dân chủ qua chế độ mỵ dân rồi đến vô chính phủ.
2. Ông Kê Khang: tên thật là Khuê Khang, sống trong thời nhà Nguỵ, lúc Tư Mã Chiêu đang chuyên quyền. Sau vì có chuyện thù hằn nên ông bỏ vào ở ẩn ở núi Kê nên gọi là Kê Khang. Ông có biệt tài cầm, kỳ, thi, họa tuy rằng ông không thụ giáo ai. Một ngày kia ông gặp một dị nhân hàn huyên về âm nhạc và dạy lại cho ông bài Khúc Quảng Lăng, đánh lên nghe rất êm ái như nước chảy, mây trôi. Người sau nghĩ rằng hai bài Lưu Thủy, Hành Vân phôi thai từ đây. Ông Kê Khang chủ trương khinh Khổng Giáo và trọng đường lối của Lão Tử, Trang Tử. Khinh vua Thang, Võ Vương, Văn Vương, Khổng Tử. Về sau triều đình viện vào cớ này mà kết ông bị án tử hình. Khúc Quảng Lăng đã mất từ đây. Tuy ông Nguyễn Tịch và Kê Khang sinh cùng thời, cả hai cùng giả cuồng si để sống nhưng ông Nguyễn Tịch thì sống vì cuồng mà ông Kê Khang lại chết vì cuồng.
3. Ông Lưu Linh: tự là Bá Lân, hình dung xấu xí, uống rượu không bao giờ say và có tửu lượng hơn hẳn sáu ông hiền kia. Lưu Linh coi sự vật đều nhỏ thó và hay uống rượu để quên đời. Bài thơ “Tửu Đức Tụng” ông viết hàm chứa nhiều ý nghĩa sống của Lão Tử.
4. Ông Sơn Đào: học rộng hơn sáu ông hiền kia. Làm quan dưới thời nhà Ngụy rồi nhà Tấn, rất được vua Tư Mã Viêm tin tưởng. Ông có tài nhìn người và hay tiến cử người hiền. Có lần ông dâng sớ tiễn dẫn ông hiền Kê Khang nhưng khi Kê Khang biết được liền viết bài “Tuyệt Giao Sơn Đào” để mỉa mai Sơn Đào ham danh lợi rồi tuyệt giao. Sơn Đào không vì thế mà giận hờn Kê Khang một mẩy.
5. Ông Hướng Tú: tự Tử Kỳ, bạn thơ ấu với Sơn Đào. Hướng Tú học rộng, biết nhiều, đã từng viết sách chú giải sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
6. Ông Vương Nhung: có con vừa mãn đời, bạn là Sơn Giản đến thăm thấy Vương Nhung khóc mới khuyên đừng khóc. Vương Nhung trả lời: Thánh nhân đã quên hết tình cảm nên không khóc, thứ dân chưa bao giờ biết đến tình cảm. Bọn ta còn biết tình cảm tất phải khóc. Sơn Giản khóc theo.
7. Ông Nguyễn Hàm: cháu Nguyễn Tịch. Cả hai thích uống rượu. Khi hai chú cháu gặp nhau uống từng vò. Thú vật thích uống hai ông cũng để yên cho uống, không xua đuổi. Hai ông coi mọi vật bình đẳng.
Tư vấn mua hàng gốm sứ phong thủy
Các mẫu đĩa cảnh men lam gốm sứ Bát Tràng
Đĩa cảnh bát tiên quần tùng men lam Bát Tràng
Đĩa cảnh chim trĩ hoa phù dung men lam Bát Tràng
Đĩa cảnh lý ngư vọng nguyệt men lam Bát Tràng
Xưởng gốm sứ Hoàng Phát luôn chào đón quý khách tới tham quan và mua sắm những vật phẩm gốm sứ tâm linh tại:
💐 Showroom: Số 21, Phố Gốm, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
💐 Xưởng: Số 235, xóm 4, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
☎ HOTLINE: 0918 482 648 Mrs Phương
Xưởng gốm sứ Hoàng Phát Bát Tràng
Cửa hàng gốm sứ Hoàng Phát Bát Tràng
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH!