Giới thiệu về tranh sứ và ý nghĩa của bức tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Giới thiệu về tranh sứ và ý nghĩa của bức tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai

      Đã là người Việt thì chắc chắn sẽ biết đến làng gốm sứ bát tràng nổi tiếng với nghề làm gốm và những người nghệ nhân làm nghề đầy tài hoa. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta với làng nghề lưu truyền nghề gốm hàng thế kỷ. Những sản phẩm từ làng gốm bát tràng không chỉ có mặt ở VIệt Nam mà còn được nhiều quốc gia yêu thích. Một trong những sản phẩm nổi bật nhất nơi đây phải kể đến tranh gốm sứ bát tràng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại tranh đặc biệt này trong bài viết ngay sau đây nhé.

      Trước hết, bạn đọc cần biết thông tin đó là tranh gốm sứ là hai loại tranh hoàn toàn khác nhau nhưng do tên gọi kết hợp nên nếu không am hiểu bạn sẽ tìm mua loại tranh gốm sứ chứ không phải là tranh gốm và tranh sứ. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do tính chất của hai loại tranh này khác nhau và màu sắc của chúng cũng hoàn toàn khác biệt. Nếu như tranh gốm có nền đỏ và trông thô, dày thì tranh sứ sẽ có nền tránh và có cảm giác láng mịn với những đường nét tinh sảo. Điểm giống nhau giữa chúng đó là được làm bằng tay đồng thời được nung từ chất liệu đất.

      Tranh gốm sứ bát tràng không đơn thuần là bức tranh trang trí mà nó còn mang nhiều giá trị nghệ thuật và đặc biệt là giá trị về văn hóa của dân tộc ta. Người nghệ nhân làm gốm sứ phải trải qua quá trình rèn luyện đầy gian khổ thì mới có thể đạt mức thổi hồn nghệ thuật vào bức tranh để cho bức tranh vô tri vô giác lại đầy sống động. Thông thường, người ta sử dụng những bức tranh gốm sứ để tranh trí nhưng cũng có những người sử dụng nó để thực hiện phong thủy mang đến nhiều sự tốt lành, an bình.

      Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế hàn tam hữu), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Tính chịu lạnh của tùng, trúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.

Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là tứ quân tử (bốn người quân tử).

  • Trước hết nói về Tùng

       Đại diện cho mùa Xuân. Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)…
Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm của người Trung Hoa, tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người. Như vậy trong những bức tranh phong thủy, cây Tùng thường có ý nghĩa là “bậc trượng phu, đại trượng phu”.

  • Nói về Cúc, tức là mùa thu.

     Về hoa, các văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này. Một vài phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa trong tranh phong thủy cũng như tranh đá quý có hình tượng hoa cúc.

     Chu Đôn Di đời Tống từng nói: “Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy(Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã).

“Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng”.

     Hoa Cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa. Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà.

Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi tranh phong thủy và tranh đá quý hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.

  • Nói đến mùa hạ là nhắc đến cây Trúc.

       Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng – bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy

       Như vậy, ý nghĩa trong tranh phong thủy mà có hình ảnh cây trúc chính là  một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Nó là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Không những thế, cây tre, trúc còn là biểu tượng của tài lộc.

  • Cuối cùng là Mai

       Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về.

       Tranh phong thủy Hoa mai biểu tượng cho sự cao thượng , vinh hiển cao sang tượng trưng cho vua thời phong kiến . Cứ tết đến hoa mai , đơm bông nẩy lộc độ xuân về, nó có ý nghĩa tình cảm , tình người , giàu sang tấn lộc tấn tài.

Facebook 24/24
Zalo 24/24
Gọi ngay
0918482648 24/24
Home