Nội dung bài viết
Quy trình phát triển tiểu sành Bát Tràng
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm Bát Tràng phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Người thợ gốm Bát Tràng quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Quá trình làm tiểu sành Bát Tràng rất tỉ mỉ, cẩn thận, rủi ro vỡ hỏng do xương đất là rất cao, nên giá tiểu sành bao giờ có giá thành cao hơn quách tiểu sứ.
Chọn đất tiểu sành
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.
Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.
Xử lý, pha chế đất
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã “chín” (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là “bể lắng” hay “bể lọc”. Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng. Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là “bể phơi”, người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là “bể ủ”. Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.
Tạo dáng tiểu sành Bát Tràng
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (“bắt nẩy”) để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới “đánh cử” đất và “ra hương” chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm “xén lợi” và “bắt lợi” xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào “bửng”. Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. “Be chạch” cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.
Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
Quá trình trang trí hoa văn, phủ men lên tiểu sành
1. Kỹ thuật vẽ
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi chiếc là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu…
Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung. Những sản phẩm này ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của đại đa số người dân ở những vùng nông thôn. Nhằm mục đích hưởng ứng phong trào: “Người Việt Nam, ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Những dòng sản phẩm này có ưu điểm là rất bắt mắt và giá thành cũng thấp hơn phương pháp vẽ tay truyền thống.
2. Chế tạo men
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam phát màu ở nhiệt độ 1250 °C. Đầu thế kỉ 17 người Bát Tràng dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (thuộc Bích Nhôi, Kinh Môn, Hải Dương) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn.
3. Tráng men
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng lên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm… Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là “kìm men”, và khó hơn cả là hình thức “quay men” và “đúc men”. Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.
4. Sửa hàng men
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành “cắt dò” tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là “sửa hàng men”.
Tiểu sành
Theo đó tiểu sành được ra đời sớm hơn và được dùng nhiều từ thời xa xưa trong các nghi lễ cải táng, sang cát. Tiểu sành cũng chính là sản phẩm được làm từ đất sét sau đó được nung ở mức nhiệt trung bình từ 1000 – 1280 độ C. Đối với các sản phẩm của tiểu sành sẽ được làm từ đất sét thường thì tiểu sành sẽ có màu nâu, màu nâu đỏ.
Còn đối với những sản phẩm tiểu nung từ đất sét trắng thì sẽ thu được về tiểu sành trắng hoặc tiểu sành xốp ngà. Tất cả những sản phẩm tiểu sành đều có mặt nhẵn và không có bông hay họa tiết hoặc các hoa văn tối giản.
Quách tiểu
Bên cạnh câu hỏi tiểu sành có từ bao giờ, Gốm Hoàng Phát sẽ cung cấp thêm thông tin về quách tiểu đến các bạn. Khác với tiểu sành, quách tiểu Bát Tràng sẽ đẹp hơn và độ bền tốt hơn. Bởi sản phẩm quách tiểu gốm sứ đã được xử lý với nhiệt độ từ 1200 – 1400 độ C. Với nhiệt độ nung này thì các sản phẩm quách tiểu gốm sứ sẽ có độ bền cao hơn so với tiểu sành.
Họa tiết trên quách tiểu
Đồng thời cùng với sự phát triển của kỹ thuật hội họa, các sản phẩm quách tiểu gốm sứ Bát Tràng sẽ được chế tác một cách tinh tế và các mẫu mã cũng đa dạng hơn. Những họa tiết ở trên quách tiểu gốm sứ luôn phong phú điều này đã khiến cho vật dụng tâm linh trở nên độc đáo hơn so với tiểu sành ngày xưa. Ở các xưởng gốm Bát Tràng nổi tiếng sẽ luôn có đa dạng mẫu mã quách tiểu. Trong đó chúng ta có thể kể đến một vài mẫu mã nổi bật như: họa tiết hoa văn đắp nổi, mẫu ngũ phúc kim tiền, mẫu họa tiết hoa sen,….
Mua tiểu sành ở đâu?
Khi khách hàng lựa chọn mua tiểu sành thì cần phải chú ý đến việc chọn sản phẩm có nguồn xuất xứ đảm bảo và có chất lượng tốt. Chính vì thế việc tìm kiếm địa chỉ mua tiểu sành, quách tiểu sứ là vấn đề được mọi người quan tâm nhiều hiện nay.
Để có thể đảm bảo được việc mua tiểu sành, quách tiểu sứ đạt chuẩn chất lượng thì bạn hãy yên tâm và tin tưởng lựa chọn Gốm sứ Hoàng Phát. Chắc chắn đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Gốm sứ Hoàng Phát có cung cấp đến cả đất ngũ sắc, đất sét ngũ sắc hạ thổ, đất ngũ linh phong thủy được dùng để cải táng, sang mộ cho những người đã khuất với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi đem đến loại đất này có nhiều kích thước và khối lượng khác nhau. Giúp khách hàng có thêm sự đa dạng về việc lựa chọn hơn.
Để chọn được sản phẩm đúng nhu cầu sử dụng, quý khách hàng hãy liên hệ với Gốm sứ Hoàng Phát qua hotline 0918 482 648. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết đúng với nhu cầu sử dụng, để quý khách hàng chọn được dòng đất ngũ sắc thích hợp nhất.
XEM THÊM: https://hoangphatbattrang.vn/quach-tieu-binh-tro-cot-bat-trang
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 21 Đường Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0918.482.648 Phương